Hướng quan trọng để tiết kiệm điện chiếu sáng chính là sử dụng những kỹ thuật chiếu sáng mới, năng lượng điện tiêu thụ ít hơn nhiều nhưng kết quả chiếu sáng không giảm. Đó là chiếu sáng bằng LED (LED: Light emiting diode - điôt phát sáng)
Theo
báo cáo của cơ quan năng lượng quốc tế IEA năm 2006: để có điện thắp
sáng như hiện nay trên toàn thế giới mỗi năm phải thải ra 1900 nghìn tỷ
tấn khí CO2, ba lần lớn hơn lượng khí CO2 do máy bay trên toàn thế giới
thải ra, bằng 70% lượng khí CO2 do tòan bộ xe ô tô thải ra trong 1 năm.
Như
vậy, việc ứng dụng đèn LED điện năng tiêu thụ giảm đáng kể, mà lại
không gây ảnh hưởng môi trường. Ngoài ra, chúng ta hãy thử so sánh về
đèn LED và các loại đèn chiếu sáng hiện nay:
1. Đèn sợi đốt
Loại
đèn này ra đời đã gần 200 năm. Loại đèn này dễ chế tạo, nhưng hơn 95%
năng lượng điện tiêu thụ là để tỏa ra nhiệt, phần biến ra ánh sáng nhìn
thấy chưa đầy 5 % . Khi nóng, vonfram bị bốc hơi, nhỏ đi điện trở tăng
lên, lại càng nóng hơn và dễ dẫn đến đứt.
2. Đèn halogen
Loại
đèn này thực chất là đèn sợt đốt nhưng làm bằng thủy tinh chịu nhiệt
hay thạch anh trong có khí thuộc họ halogen. Khi thắp lâu thì đèn rất
nóng, cấu tạo phức tạp, giá thành cao.
3. Đèn hơi natri
Là
loại đèn phát sáng nhờ hiện tượng phóng điện trong chất khí. Đèn natri
cho ánh sáng màu vàng thích hợp cho chiếu sáng công cộng. Nhưng đèn có
cấu tạo phức tạp, giá tiền cao.
4. Đèn huỳnh quang
Ít
toả nhiệt. Nhưng nhược điểm là cồng kềnh, cơ chế mồi cho phóng điện
phức tạp, không tăng giảm độ sáng được và tắt mở nhiều lần thì đèn chóng
hỏng.
5. Đèn compắc
Về
bản chất, là đèn huỳnh quang cải tiến, tiết kiệm hơn một chút. Nhưng
nhược điểm là cần điện thế cao, không thích hợp cho việc thay đổi
đóng ngắt nhiều lần. Trong đèn compac có thuỷ ngân, rất độc hại, dễ
phân tán vào môi trường gây ô nhiễm đường hô hấp. Ở các nước tiên tiến
có yêu cầu nhà máy làm đèn huỳnh quang, đèn compăc phải thu hồi sản phẩm
đèn hỏng để tái chế, chủ yếu là thu lại thuỷ ngân không để phân tán.
6. Đèn LED, loại đèn chiếu sáng hiện đại nhất
Vào
khoảng năm 1960, LED hồng ngoại và LED màu đỏ ra đời. Sau đó là LED
màu vàng và da cam. Những LED này rất nhỏ gọn, chỉ to bằng hạt đỗ xanh.
Bắt đầu từ những năm 1970 hầu hết đèn màu chỉ thị, báo hiệu ở máy móc
thiết bị đều được thay thế bằng đèn LED màu.
Năm
1993, Shuji Nakamura đã chế tạo được đèn LED cho ánh sáng xanh lam rất
sáng đã hé mở ra nhiều cách từ LED tạo ra ánh sáng trắng.
Khả năng và ứng dụng của đèn LED hiện nay
1. Đèn LED màu
Ưu
việt nhất của đèn LED là trực tiếp cho được màu mong muốn, không cần
lọc, rất tiết kiệm điện, dễ dàng bật tắt nhanh, nhiều lần.
Hiện
nay ở Châu Âu, các loại đèn hậu, đèn xi nhan của xe ô tô trên 80% là
dùng đèn LED, rất tiết kiệm xăng, hầu như không phải thay đèn. Tương tự,
trang trí ở các show - room người ta dùng đèn LED màu sắc rực rỡ hơn,
rất ít tốn điện hơn và đặc biệt là không nóng.
2. Đèn LED trắng
Về
tuổi thọ, trung bình khoảng 100.000 giờ (mỗi tuần dùng 7 ngày thì có
thể dùng 11 năm mới hỏng). Dễ dàng sử dụng với những nguồn điện là
ăcquy, là điện tái tạo như pin mặt trời, pin nhiệt điện, thủy điện nhỏ,
điện gió ... Đây là đèn lý tưởng để chiếu sáng nhờ pin mặt trời
Đầu
thế kỷ XXI, đèn LED trắng đủ loại công suất ra đời đáp ứng nhiều yêu
cầu chiếu sáng: gia đình, công xưởng, đèn trước của xe ôtô, đèn đầu tàu
hoả, thắp sáng đèn đường...
Tại Anh, toàn bộ cung điện Buckingham để tiết kiệm điện và cho ánh sáng dễ chịu họ thắp toàn bộ bóng LED.
Trung
Quốc đã có kế hoạch chiếu sáng bằng đèn LED cả bên trong lẫn bên ngoài
các toà nhà nhân dịp Olympic 2008 và từ đó về sau đẩy mạnh việc chiếu
sáng bằng LED thay các cách chiếu sáng khác hiện nay.
Hiện
nay, xu hướng ở các nước tiên tiến là đẩy mạnh kế hoạch chiếu sáng bằng
LED và hy vọng đến năm 2025 trên 50% đèn chiếu sáng là LED. Để tiết
kiệm điện và thân thiện với môi trường, người tiêu dùng nên lựa chọn
những sản phẩm có ứng dụng LED.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét