Việc sử dụng ánh sáng đèn cao áp được ngư dân Phú Yên áp dụng cách đây vài năm và thu được những hiệu quả nhất định trong đánh bắt thủy sản. Thế nhưng, thời gian gần đây, chủ một số tàu thuyền đã tiến hành tháo gỡ dàn đèn vừa được trang bị để quay lại với kiểu đánh bắt truyền thống do đèn cao áp bộc lộ nhiều nhược điểm trong quá trình sử dụng.
Khó
khăn của ngư dân là nỗi trăn trở khiến kỹ sư Võ Quan An, chuyên viên
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ Phú Yên quyết định thực
hiện đề tài Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống chiếu sáng bằng công nghệ đèn
led cho tàu thuyền đánh bắt thủy sản trên địa bàn Phú Yên nhằm tháo gỡ
những khó khăn trước mắt và mang lại hiệu quả lâu dài cho ngư dân.
Tháo gỡ khó khăn
Hiện
nay, việc khai thác thủy sản bằng ánh sáng đèn điện đã được áp dụng ở
Phú Yên, thế nhưng nhiều ngư dân cho rằng nghề này khó có thể tồn tại
lâu bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người làm chài lưới, mặt khác làm
hao tốn quá nhiều dầu để chạy máy phát điện mà hiệu quả kinh tế mang lại
không cao. Nếu như trước đây, ngư dân rầm rộ lắp dàn đèn, thì nay lại
phải gỡ xuống để quay lại với lối đánh bắt truyền thống.
Anh
Đoàn Văn Trung, một người làm nghề xúc (đánh cá cơm bằng ánh sáng mạnh)
ở thôn Giai Sơn (xã An Mỹ, Tuy An) cho biết: “Ban đầu, vì không biết
tác hại của ánh sáng đèn cao áp nên nhiều người để đầu trần đi qua đi
lại trên tàu lúc đang chiếu đèn. Sau, một số người thấy tóc tự nhiên
rụng, mắt mờ, sức khỏe giảm sút. Biết đèn cao áp có hại nên những lần
sau, khi bật đèn mọi người phải đội mũ len trùm kín từ đầu đến cổ, chỉ
để ló hai con mắt. Tuy vậy, mắt vẫn bị mờ. Thấy không thể làm nghề xúc
lâu dài nên tôi đã chuyển sang đi mành, có nghĩa là đánh lưới thông
thường, không dùng đèn cao áp”.
Ngoài
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe ngư dân, việc đánh bắt cá ngừ đại
dương bằng ánh sáng điện còn khiến cá giảm chất lượng so với cá đánh bắt
theo lối truyền thống. Cá đánh bắt được nhiều hơn trước nhưng giá cá
giảm cộng với chi phí dầu chạy máy phát điện cho đèn cao áp quá cao,
khiến ngư dân không còn mặn mà với việc sử dụng đèn cao áp để khai thác
thủy sản. Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên,
hiện Phú Yên có tổng số tàu thuyền đánh bắt thủy sản tính đến 10/2012 là
7.831 chiếc, với nhiều loại công suất khác nhau để đánh bắt thủy sản.
Thông thường, các tàu được trang bị hai dàn đèn ở hai bên mạn thuyền với
hệ thống đèn cao áp có công suất lớn, khoảng từ 500-1.500W/bóng, với số
lượng từ 18-24 bóng trên một tàu. Do vậy, để thắp sáng đèn suốt đêm (10
giờ) ngư dân phải dùng máy phát điện chạy bằng dầu diesel có công suất
trung bình 15-30kW, thậm chí cao hơn với lượng dầu dùng cho việc thắp
sáng lên tới 80-120 lít. Nhiên liệu tổn hao dùng trong hệ thống chiếu
sáng của một tàu trung bình khoảng 1.000 lít dầu/chuyến, khiến ngư dân gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều tiện lợi
Theo
nghiên cứu của Tập đoàn Kim Đỉnh (Kidi group), đèn led có nhiều ưu điểm
vượt trội hơn các loại đèn truyền thống: giảm chi phí nhiên liệu dầu
chạy máy phát điện, nâng cao năng suất đánh bắt, cải thiện điều kiện làm
việc, góp phần bảo vệ môi trường.
Hiện
nay việc sử dụng đèn led trong đánh bắt thủy sản đã phổ biến ở nhiều
quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Nauy, Peru… và đều
cho những kết quả rất tốt. Riêng ở Việt Nam, mô hình này chưa được nhiều
ngư dân biết đến bởi tính phức tạp trong việc lắp hệ thống đèn cũng như
giá cả mua bóng đèn led còn khá cao. Thế nhưng tính về lâu dài, việc sử
dụng đèn led sẽ cho những hiệu quả cao hơn so với đèn thông thường.
Công ty cổ phần Năng lượng xanh Kim Đỉnh đã thực hiện một số thực nghiệm
để so sánh hai hệ thống đèn chiếu sáng bằng đèn metal halide hiện ngư
dân đang sử dụng và đèn led.
Kết
quả cho thấy: tuổi thọ đèn led cao gấp 7-10 lần đèn thông thường. Đèn
led có hiệu suất phát quang cao, tập trung ánh sáng tốt nên có thể xuyên
sâu dưới nhiều tầng nước để dẫn dụ cá nói riêng và thủy sản nói chung,
làm tăng sản lượng đánh bắt thủy sản. Trong khi đó, đèn metal halide
phát ra ánh sáng không tập trung nên chỉ có từ 20-25% năng lượng có ích
trong việc dẫn dụ cá, 75-80% còn lại tỏa ra toàn không gian. Quan trọng
hơn, đèn led có công suất nhỏ nên không cần phải sử dụng máy phát điện
công suất lớn, giúp tiết kiệm 70-80% lượng dầu tiêu thụ. Vì đặc điểm nổi
bật này mà nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Hàn Quốc khuyến
khích sản xuất và sử dụng đèn led trong đánh bắt thủy hải sản.
Theo
kỹ sư Võ Quan An, sức nóng từ đèn cao áp tỏa ra quá nóng khiến ngư dân
không thể bám trụ lâu dài trên tàu. Đèn led khắc phục nhược điểm đó bởi
chúng tỏa ra ánh sáng lạnh nên không gây cảm giác khó chịu. Nếu đưa đèn
led vào ứng dụng, môi trường làm việc của ngư dân sẽ được cải thiện,
giúp ngư dân có thể đi những chuyến biển dài mà ít ảnh hưởng đến sức
khỏe.
Tập
đoàn Kidi Group và Viện vật lý TP Hồ Chí Minh (Solarlab) đang triển
khai các dự án hỗ trợ ngư dân thay thế đèn dẫn dụ cá thông thường bằng
đèn led ở Tiền Giang, Hải Phòng và Nha Trang. Thấy được hiệu quả của
việc sử dụng đèn led trong đánh bắt thủy sản, Trung tâm Ứng dụng và
Chuyển giao công nghệ Phú Yên đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và
Chuyển giao công nghệ TP Hồ Chí Minh có công trình nghiên cứu, ứng dụng
hệ thống đèn led vào đánh bắt thủy sản ở Phú Yên. Đề tài này nếu được
đưa vào ứng dụng, sẽ mang lại lợi ích lâu dài trên nhiều mặt đối với
những ngư dân đang đánh bắt bằng ánh sáng hiện nay.
2 nhận xét:
Công ty mình chuyên cung cấp đèn chiếu sáng cho hàng hải các loại đèn, phụ kiện,..
Để giúp cho việc đánh bắc đạt hiểu quả, thuận lợi cho hành trình của mình.
Bạn vui lòng liên hệ với tôi: 0902 75 35 85
Hoặc vào web để thêm thông tin.
đèn cao áp
Đăng nhận xét